Một số phương pháp xác định độ dày màng sơn, vật liệu phủ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY MÀNG SƠN, VẬT LIỆU PHỦ

Phương pháp xác định độ dày màng sơn, vật liệu phủ theo tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN 9760:2013; ISO 2808:2007
Determination of film thickness

1. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong ISO 4618 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.
- Nền (substrate): Bề mặt mà vật liệu phủ được sơn hoặc sẽ được sơn. [ISO 4618:2006]
- Lớp phủ (coating): Các lớp liên tục được hình thành từ việc sơn một hoặc nhiều lớp vật liệu phủ lên nền. [ISO 4618:2006]
- Độ dày màng (film thickness): Khoảng cách giữa bề mặt của màng và bề mặt của nền.
- Độ dày màng ướt (wet-film thickness): Độ dày của vật liệu phủ ướt vừa mới được sơn, được đo ngay sau khi sơn.
- Độ dày màng khô (dry-film thickness): Độ dày của lớp phủ còn lại trên bề mặt khi lớp phủ khô hoàn toàn.

2. XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY MÀNG ƯỚT

Các phương pháp cơ học bao gồm phương pháp phá hủy hoặc không phá hủy phụ thuộc vào:
- Các đặc tính lưu biến của vật liệu phủ;
- Bản chất của sự tiếp xúc ướt giữa các bề mặt tiếp xúc của dụng cụ đo và vật liệu phủ;
- Liệu các phép đo độ dày có làm cho lớp phủ không thích hợp với mục đích dự định.

2.1 Dụng cụ đo kiểu răng lược

Thước đo độ dày màng độ dày màng sơn, vật liệu phủ kiểu răng lược 
Dụng cụ đo kiểu răng lược là một tấm phẳng được làm từ vật liệu chịu ăn mòn có răng dọc theo cạnh của nó. Các răng đối chứng tại các góc của tấm phẳng định ra đường nền, dọc theo đường đó các răng ở trong được bố trí để tạo nên một loạt các khe hở tăng dần đều. Mỗi một răng được ghi nhãn với giá trị của khe hở được phân định.
Phương pháp đo theo tiêu chuẩn: ASTM D 4414

2.2 Dụng cụ đo kiểu bánh xe

Thước đo độ dày sơn, vật liệu phủ kiểu bánh xe 
Dụng cụ đo kiểu bánh xe bao gồm một bánh xe, được làm bằng thép cứng và chịu ăn mòn, có ba vành nhô ra
Hai vành tròn được rà cho có đường kính bằng nhau và được định dạng đồng tâm với trục bánh xe. Vành tròn thứ ba có đường kính nhỏ hơn và lệch tâm. Một trong những vành tròn ngoài có vạch chia mà từ đó hình chiếu tương ứng của các vành tròn đồng tâm với vành tròn lệch tâm có thể đọc được.
Phương pháp đo theo tiêu chuẩn: ASTM D 1212

3. XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY MÀNG KHÔ

3.1 Phương pháp quang học

Nguyên tắc: mẫu thử được mài/cắt dọc theo mặt phẳng vuông góc với lớp phủ sao cho độ dày màng có thể được đo trực tiếp bằng cách sử dụng kính hiển vi
Phương pháp đo theo tiêu chuẩn: ISO 1463
Máy đo độ dày màng sơn, vật liệu phủ  
3.2 Phương pháp từ tính
Nguyên tắc: Độ dày màng được xác định dựa trên sự tương tác giữa từ trường và nền kim loại. Độ dày màng được xác định bởi lực cần thiết để loại bỏ bụi từ trường từ lớp phủ
Phương pháp đo theo tiêu chuẩn: ISO 2178
Máy đo độ dày mang sơn khô Trung Quốc BGD 543 
Từ trường được sinh ra bởi dụng cụ có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
- Hình dạng của nền (kích cỡ, độ cong và độ dày);
- Các đặc tính của vật liệu nền (ví dụ: độ dẫn từ, tính dẫn nhiệt và các đặc tính xuất phát từ xử lý sơ bộ);
- Độ nhám của nền;
- Các trường từ tính khác (hiện tượng từ tính dư của nền và các trường từ tính ngoài).
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các thiết bị phù hợp với yêu cầu của Quý khách hàng.Xin cám ơn !!!!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Ms.Tuyết. 0978.260.025
Mail: chauthidiemtuyet@gmail.com
Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long
B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM